Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2014




GIA
PHẢ
TỘC
Nguyễn
Hữu
Hà Lam

GIA PHẢ
TỘC Nguyễn Hữu – Hà Lam

Lời nói tiêu biểu của học tộccây có cội, nước có nguồn

Ở tại 
Huyện Thăng Bình, Quảng Nam

Các ngày lễ giỗ:
·  Ngày tế xuân: 15/2
·  Ngày tế thu: 
·  Ngày hội mã: 13 tháng chạp

Tổng quan gia phả:
·  Số đời từ thuỷ tổ tới con cháu: 13
·  Số lượng gia đình: 2520
·  Số người: 2522

Thông tin người quản lý gia phả này:
·  Người làm: Ông Nguyễn Hữu Chiến
·  Địa chỉ:         Lý Tự Trọng – Đà Nẵng
·  Điện thoại: 0983 028 637
·  Email: chienngh@yahoo.com

Gia Phả Nguyễn Hữu – Hà Lam











Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc Nguyễn Hữu.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc Nguyễn Hữu
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.

Chủ Nhật, 20 tháng 7, 2014

Bài đăng lại để tham khảo



Lời mở đầu

“Quê hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một mẹ thôi…Nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”. Đó là những vần thơ trong bài thơ đã được phổ nhạc, mà mỗi khi nghe ta cảm thấy bồi hồi xúc động, ta càng cảm thấy thấm thía khi nhớ đến quê hương.
Quê hương là nơi mà ông bà tổ tiên ta đã từng sinh ra, lớn lên và lập nên sự nghiệp. Không nhớ đến quê hương là không nhớ đến tổ tiên. “Uống nước nhớ nguồn” là một câu tục ngữ mà ta phải luôn khắc sâu trong lòng.

Tổ tiên dòng họ ta là ai? Đó là điều mà con cháu ta, từ thế hệ này qua thế hệ khác cần phải biết, cần phải tìm hiểu để biết nguồn gốc của mình. Biết nguồn gốc để tưởng nhớ, và mãi tri ân ông bà tổ tiên đã để lại cho chúng ta những gì quý báu nhất mà chúng ta thừa hưởng.

Chúng ta đã kế thừa một gia tài vô giá, đó là một gia tài không có giá trị vật chất, mà là những tinh túy nhất của dòng họ. Đó là truyền thống đạo đức và những tri thức với sự thông minh tuyệt vời, những tài năng xuất chúng đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc dựng nước và giữ nước, mà thế hệ con cháu chúng ta cần phải phải noi theo và phát huy.

Theo gia phả dòng họ ta, dòng họ Nguyễn Hữu đã được ngài Nguyễn Hữu Độ viết lại bằng chữ Hán và được ngài Nguyễn Hữu Đồng dịch ra tiếng Việt, thì tổ tiên của chúng ta kể từ ngài Ức Trai Nguyễn Trãi (1380).

Nhưng trước ngài Nguyễn Trãi, tổ tiên chúng ta là ai? Gia phả ngài Nguyễn Hữu Độ viết hiện đang lưu tại từ đường họ Nguyễn Hữu, tức Vĩnh Quốc Công Từ (tọa lạc tại Kim Long, Huế), không thấy ghi rõ. Như vậy, chúng ta có bổn phận phải tìm hiểu nguồn gốc xa xưa của dòng họ, kể từ ngài Nguyễn Trãi trở về trước.

Nghiên cứu và kết hợp nhiều sử liệu, cho biết cho biết tiền tổ dòng họ Nguyễn Hữu chỉ được biết từ thời ngài Nguyễn Bặc (904-979). Còn trước đó, chưa tìm ra tài liệu nào ghi chép. Rất tiếc không tìm thấy tài liệu lịch sử nào có thể truy cứu thêm về dòng họ trước ngài Nguyễn Bặc. Do đó, Ngài được kể như đời 1 của dòng họ Nguyễn Hữu (Tiền Tổ) và Ngài Nguyễn Trãi là đời 11 (Hậu Tổ).

DÒNG HỌ NGUYỄN HỮU TRƯỚC THỜI CUỘC

Đến hết đời 28 (tức đời 18 Hậu Tổ), con cháu càng ngày càng đông, phân tán đi các nơi, nhất là sau biến cố 30-4-1975, một số con cháu Nguyễn Hữu đã định cư Hoa Kỳ cũng như tại nhiều nước khác trên thế giới như Úc, Canada, Pháp v.v...
Do đó, dòng họ Nguyễn Hữu bắt buộc phải lật qua trang sử mới. Đây là một bước ngoặc lớn của lịch sử và của dòng họ. Các hệ phái phải phân chia thành nhiều nhánh. Dòng họ Nguyễn Hữu đến định cư khắp nơi từ trong nước cho tới hải ngoại.

Do đó con cháu còn nghĩ đến quê hương, nhớ đến nguồn gốc ông bà Tổ Tiên dòng họ của mình thì nên lập lại gia phả riêng cho tộc hệ mình, nếu không làm thế thì các thế hệ mai sau sẽ không còn biết đến nguồn gốc của mình.

Ngài Nguyễn Hữu Độ đã nhắc nhở "Nhà có phổ như nước có Sử". Tuân theo lời di huấn của tổ tiên, tôi đã nghiên cứu, sưu tập nhiều tài liệu để hệ thống hóa dòng họ Nguyễn Hữu từ thời Tiền Tổ Nguyễn Bặc (904-979) đến Hậu Tổ Nguyễn Trãi (1380-1442) chuyển qua đời Nguyễn Hữu Cảnh (1650-1700), đến đời 25 Nguyễn Hữu Độ (1813-1888) cho đến nay. Thế hệ định cư đầu tiên đến Hoa Kỳ là đời thứ 29 kể từ Tiền Tổ Nguyễn Bặc và đời 19 kể từ Hậu Tổ Nguyễn Trãi, được kể là thế hệ 1 của gia phả sang trang lập tại Hoa Kỳ.

DÒNG HỌ NGUYỄN HỮU TRONG BỐI CẢNH LỊCH SỬ

So Sánh gia phả dòng họ Nguyễn Hữu do ngài Nguyễn Hữu Độ ghi và tài liệu lịch sử, ta thấy có chút sai biệt. Theo gia phả của chúng ta thì kể từ Ngài thủy tổ Nguyễn Tổ, kế tiếp đời 1 là Nguyễn Sùng (Thái Sư), và đời 2 là Nguyễn Nghĩa (Thái Sư triều Lê), đời 3 là Nguyễn Doãn. Nhưng theo tài liệu lịch sử kết hợp gia phả Nguyễn Đại Tông, thì kế tiếp đời Nguyễn Trãi là Nguyễn Công Duẫn (tức Doãn), còn ngài Nguyễn Sùng là con của ngài Du Cần Vương Nguyễn Minh Du, em ngài Nguyễn Ứng Long (Nguyễn Phi Khanh), và Nguyễn Nghĩa là con Nguyễn Sùng. Chi tiết này có phần hợp lý hơn, vì qua vụ án Lệ Chi Viên, Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc, một số anh em, vợ con trốn thoát lưu lạc khắp nơi, một số đổi tên họkhông còn rõ tông tích, chỉ còn duy nhất 2 con là Nguyễn Công Duẫn và Nguyễn Anh Võ.

Thời đó, ai sống sót được thì lo che dấu mọi quan hệ thân tộc. Về gia phả chép sai đã đành, nhiều nơi còn dùng sáp ong bôi lên gia phả rồi chôn dấu theo mồ mả của cha ông. Cho nên về sau phần đông các phả hệ nhiều chi phái vãn để nguyên sự sai sót chuyển đổi cố ý của tiền nhân nên sau này có lệch lạc một số phả hệ dòng họ Nguyễn. Từ đời ngài Nguyễn Phi Khanh đến đời Nguyễn Trãi trong phả khởi nguyên đường có ghi: "Từ vụ án Lệ Chi Viên, để giữ bí mật của dòng họ Nguyễn Trãi, nên mỗi khi viết tộc phả, từng chi phải tùy tiện chép sai, cố tinh2 ghi sai lạc cả thế thứ, thậm chí có nhiều chi còn ém gia phả không ghi chép tiếp nữa, hoặc nhiều nghành đã bôi hẳn tên Nguyễn Ứng Long và Nguyễn Trãi hoặc lấy tên tổ khác điền vào.

Dòng họ ta hiện nay trực hệ ngài Nguyễn Công Duẫn, còn con cháu ngài Nguyễn Anh Võ còn rất nhiều ở làng Nhị Khê, Hà Đông. Ngoài sự sai biệt trên, phần sau của gia phả ta phù hợp với nhiều tài liệu khác.

Nguyên cứu về nguồn gốc và quê quán, thì tổ tông của dòng họ Nguyễn Hữu gốc ở Ninh Bình, đến Sơn Nam, Thanh Hóa. Trải qua nhiều đời sau đã sinh sống ở Chí Ngại, Hải Dương (nay thuộc huyện Chí Linh, Hải Hưng). Đến đời ngài Nguyễn Minh Du (ông nội của ngài Nguyễn Trãi) dời đến làng Nhị Khê, huyện Thương Phúc (nay xã Nhị Khê, Hà Tây). Khi ngài Nguyễn Trãi bị họa tru di tam tộc, con cháu còn sống sót phải mai danh ẩn tích, phiêu dạt khắp nơi. Ngay những nơi xa xôi hẻo lánh như vùng Cao Bằng, Lạng Sơn hiện nay vẫn còn hậu duệ manh họ Bế. Dông Đảo nhất là miền Hà Đông, Thăng Long, Thiên Trường, Gia Miêu Ngoại Trang (Thanh Hóa) và Quảng Bình.
Việc dòng họ Nguyễn di chuyển vào Gia Miêu Ngoại Trang đã thành thơ truyền tụng trong dân ggian thời Trịnh Nguyễn.
"Huyện Tống Sơn đất lành chim đậu, Làng Gia MIêu chiến hữu tùng cư"
Hiện từ đường khởi tổ Nguyễn Bặc ở Gia Miêu Ngoại Trang, Tống Sơn, Thanh Hóa vẫn còn bức Hoành Phi ghi 3 chữ "Khởi Nguyễn Đường" (Từ dường khởi đầu họ Nguyễn). Hai bên cung nghiêm có 2 câu đối đáng dấu việc thiên cư Tộc Nguyễn từ Đại Hữu, Ninh Bình đến Gia Miêu, Thanh Hóa:
"Duệ xuất Gia Miêu Vương Tích Hiển
Khách lư Đại Hữu Tướng Môn Quang"
(Cưả tướng phúc đầy thôn Đại Hữu
Dòng Vương nối tiếp đất Gia Miêu)

Vào thế kỷ 16, dòng Nguyễn Hữu có tổ Nguyễn Hữu Đạt và Nguyễn Hữu Dịch (đời 15) đã theo Nghĩa Huân Vương Nguyễn Văn Lang và An Thành Hầu Nguyễn Kim vào đàng trong. Đến đời Nguyễn Triều Văn vì bất mãn với chúa Trịnh nên đã cùng gia đìnnh di chuyển theo chúa Nguyễn vào đàng Trong (1609), và dịnh cư tại huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình.

Từ đó, gia tộc dòng Nguyễn Hữu đã sinh sôi nảy nở không những chỉ ở Quảng Bình mà là khắp mọi nơi, từ Quảng Trị, Huế đến tận miền Nam. Vào năm 1698, thời kỳ ngài Nguyễn Hữu Cảnh (đời 19), dòng họ Nguyễn Hữu đã theo bước chân khai phá của các bậc tiền nhân vào tận đàng Trong (Sài Gòn Bến Nghé). Nay dòng họ Nguyễn Hữu đã có mặt khắp nơi trên thế giới. Nhiều nhất là ở Uc, Canada, Pháp, Mỹ.
Qua sử liệu đã ghi chép xác nhận rằng: "Dòng Nguyễn Hữu đã sản sinh nhiều bậc danh nhân dũng tướng cho đất nước. Những nhà nghiên cứu về sử học đã nhận xét: "...quả là một dòng họ có sức sống phi thường, từ cái gốc Gia Miêu (Thanh Hóa) mà lan ra khắp nước, có con cháu giữ những chức vụ cao về văn võ trong nhiều triều đại. Đặc biệt đấy cũng là một dòng họ có con cháu trở thành những văn hào, thi hào nổi tiếng vào bậc nhất của nước ta từ xưa tới nay".

Điển hình như:

Thời Tiền Tổ có:

- Ngài Nguyễn Bặc, Đinh Quốc Công, Công Thần Khai Quốc Nguyên Huân, thời Đinh Tiên Hoàng, có công dẹp loạn 12 sứ quân.
- Nguyễn Nạp Hòa Bình Nam Đại Tướng Quân triều thần từ 1314-1377.
- Nguyễn Thuyên tức Hàn Thuyên, Binh Bộ Thượng Thư, thuộc dòng Nguyễn Phúc Lịch, cháu nội ngài Nguyễn Bặc.

Thời Hậu Tổ:

Tính từ ngài Nguyễn Trãi (1380) đến Nguyễn Hữu Cảnh (1650) dược 270 năm tiếp nối qua 9 thế hệ, phần đông làm quan dưới triều Lê đều có công to danh lớn, nhưng đến 3 thế hệ từ Nguyễn Triều Văn, Nguyễn Hữu Dật đến Nguyễn Hữu Cảnh đã lập nên nhiều ccông nghiệp thật kỳ vĩ ở miền Nam cuối thế kỷ 17. Nổi bật là:

- Nguyễn Trãi, theo phó tiến sĩ Hồ Sĩ Hiệp thì "Nguyễn Trãi trước hết là một anh hùng dân tộc, một con người chân chính, dũng cảm, đã phấn đấu suốt cuộc đời mình cho sự nghiệp độc lập và giàu mạnh của đất nước. Bên cạnh đó, ông còn là một nhà văn hóa lớn với những cống hiến xuất sắc về nhiều phương diện: tư tưởng thiên tài về chính trị, về quân sự, về triết học, ý thức tự hào về truyền thống văn hiến của dân tộc, quan điểm các dân tộc đều bình đẳng, nhận thức tiến bộ về vai trò của âm nhạc trong đời sống, những đóng góp về địa lý học v.v... Đặc biệt Nguyễn Trãi cũng là một trong những nhà văn ưu tú bậc nhất của lịch sử văn học Việt Nam, một đỉnh cao của thế kỷ 15, người kết thúc trên 5 thế kỷ văn học thành văn đầu tiên mà nhiệm vụ trung tâm là tìm về dân tộc".

Trong tác phẩm "Văn học Việt Nam thế kỷ 10", tác giả Đinh Gia Khánh đã nhận định:
"Công lao của Nguyễn Trãi trước tiên hết là chỗ tham gia có hiệu quả vào sự nghiệp cứu nước vĩ đại, là chỗ tham gia tích cực vào việc xây dựng lại đất nước sau ngày giải phóng".

Công lao của Nguyễn Trãi laị còn ở chỗ nêu cao được những bài học yêu nước , yêu dân, dũng cảm chiến đấu cho đại nghĩa đến chết mới thôi. Những tình cảm vĩ đại và đức tính cao quí ấy đã thuộc vào truyền thống của dân tộc mà chúng ta phải luôn luôn phát huy".

Theo phó tiến sĩ Võ Xuân Đàm:" Trong lịch sử Việt Nam, Nguyễn Trãi là nhân vật có tư tưởng nhân dân cao quí nhất. Nhân Nghĩa ở Nguyễn Trãi là nguồn gốc của sức mạnh, làm cho lòng người xúc động, tin tưởng tham gia vào sự nghiệp cứu nước và dựng nước".
Nhân kỷ niệm sinh nhật 600 năm (1980), Nguyễn Trãi đã được Liên Hiệp Quốc vinh danh là Danh Nhân Văn Hóa Thế Giới.
Theo tạp chí Europe (Châu Âu) số 5-1980, ông Mata Moban Tổng Giám Đốc UNESCO nhận định:

"Nhân nghĩa đó đã làm cho những quan điểm của ông trở nên đặc sắc, Nguyễn Trãi đã sớm hiểu dân, thương dân và luôn luôn quan tâm đến những lo lắng của dân. Nguyễn Trãi hết sức kính trọng khả năng sáng tạo của dân, ông thường so sánh khả năng ấy với sức mạnh chở thuyền và lật thuyền của nước...Sáu trăm năm sau, sự thao thức của con người hành động và nhà thơ Nguyễn Trãi cũng là sự thao thức của tất cả những ai yêu tha thiết nhân nghĩa trên trái đất này.

- Nguyễn Hữu Dật Chiêu Vũ Hầu (1603-1681) (1603-1681) Ngài đã dược các nhà sử học ghi nhận là: có tinh thần trung quốc và tấm lòng nhân hậu, cùng với thi phẩm "Hoa Vân Cáo Thị" vẫn sáng mãi trong sử xanh và ngời sáng trong mai hậu.

- Nguyễn Hữu Hào. Hào Lương Hầu (1642-1713). Ngài là một danh tướng, đồng thời là một thi hào với thi phẩm diễn Nôm "Song Tinh Bất Dạ" như là ánh đuốc rực sáng trên văn đàn Đại Việt đầu thế kỷ 18.

- Nguyễn Hữu Cảnh tức Kính Lễ Thành Hầu (1650-1700). Ngài đã có công trong cuộc khai sáng miền Nam nước Việt cuối thế kỷ 17 sử sách đã ghi: "Ngài là một một nhân vật lịch sư, có công lớn với tổ quốc. Là bậc tiên phong trong công cuộc mở mang miền Nam, ông xứng đáng được muôn đời sùng kính và ngưỡng vọng."

- Nguyễn Hữu Độ, phụ chánh Đại Thần, Thái Sư Vĩnh Lại Quận Công, sung Bắc Kỳ Kinh Lược Sứ (triều Đồng Khánh).

Trên đây là những vị đại công thần, dòng họ còn rất nhiều văn quan làm đến thượng thư, nhiều võ quan làm đến Đại Đô Đốc, Đô Đốc Lãnh Binh v.v..Về văn học thì nổi bật có đại thi hào Nguyễn Du, Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều (trực hệ dòng Nguyễn Lý, đời 11, anh Nguyễn Trãi).

Riêng liên hệ với dòng vương, dòng Nguyễn còn có những vị phò mã, hoàng hậu qua các triều đại như:
- Nguyễn Nộn, Hoài Đạo Hiếu Vũ Vương lấy công chúa Ngọa Thiềm đời nhà Trần.
- Nguyễn Hữu Tri, phò mã đô úy An Phước Hầu, lấy công chúa Thọ Mai triều Lê.
- Nguyễn Hữu Tý (đời 26) Phò Mã Đô Úy, Quang Lộc Tự Khanh, lấy công chúa Ngọc Lâm, con vua Đồng Khánh.
- Nguyễn Hữu Khâm (đời 26) Phò Mã Đô Úy, Thiếu Thường tự Khanh, lấy công chúa Châu Hoàn, con vua Dục Đức.
- Nguyền Thị Ngọc tức Nguyễn Thị Hằng (con gái thứ 6 ngài Nguyễn Đức Trung (đời 13), Hoàng Hậu Trường Lạc vợ vua Lê Thánh Tông, Mẹ của vua Lê Hiển Tông.
- Nguyễn Thị Lựu con thứ 6 ngài Tùng Dương Hầu Nguyễn Hữu Đạt (đời 15), vợ chúa Tiên Nguyễn Hoàng, mẹ chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên.
- Nguyễn Thị Nga (con thứ 11 ngài Nguyễn Hữu Độ), năm thứ 7 thành Thái, tấn nhập làm Huyền Phi.
- Nguyễn Hữu Thị Nhàn tự Học Khương con bà chính của ngài Nguyễn Hữu Độ. Ngày 13-1 Bính Tuất tấn nhập làm Hoàng Quý Phi vợ vua Đồng Khánh, năm thứ hai tôn làm Hoàng Thái Hậu, năm thứ 8 gia tăng Khôi Nguyên Hoàng Thái Hậu, năm Bảo Đại tấn phong Khôn Nguyên Xương Minh Hoàng Thái Hậu. Mất ngày 24-10 năm Bảo Đại thứ 10.

- Về mặt đạo đức, theo nhận xét của của các nhà nghiên cứu sử học thì gia tộc Nguyễn Hữu phần đông đều có lòng nhân từ bác ái.
Rõ ràng đây là một điẻm son nổi bật của dòng họ Nguyễn Hữu, trong tất cả mọi hoàn cảnh, trường hợp và thời điểm. Điển hình như:

- Ngài Nguyễn Trãi đã được vua Lê Thánh Tôn khen ngợi qua câu thơ:
"Ức Trai, tâm thượng quang khê tảo (Ức Trai lòng dạ sáng như sao khuê).

- Ngài Nguyễn Hữu Dật đã vang danh là người rất phúc hậu, khi mất ngài được ngài được nhân dân trong vùng tôn vinh là phật tổ bồ tát.

- Ngài Nguyễn Hữu Hào sinh thời cũng rất đạo đức nhân hậu, đến khi mất được chúa Nguyễn tặng danh hiệu "Đôn Hậu Quận Công , Thụy Nhu Từ".

- Ngài Nguyễn Hữu Độ với tâm tư được thẻ hiện qua tấm hoành phi ghi lại di bút của ngài tại từ đường Vĩnh Quốc Công ở Kim Long Huế.
"Thử thân chỉ vị thương sinh khởi
Trán uy tăng chi xích tử du"
nghĩa là: Thân ta vì dân đen mà phụng sự, phải làm cho con dân ấm no đầy đủ. Ngài đã được tôn thờ tại đền sinh từ 110 phố hàng Bột Hà Nội.

Quả thật, dòng họ Nguyễn Hữu mang một truyền thống trung hậu và nhân từ. Dòng máu cao quí này đã chảy xiết trong huyết quản suốt từ tiền tổ đến nay.
Như những nhà nghiên cứu sủ học đã nhìn nhận dòng họ dòng họ Nguyễn Hữu đã có một sức sống phi thường, luôn luôn có một tinh thần đấu tranh tạo nên những sự nghiệp vẻ vang ích quốc lợi dân. Với sự bất khuất tiềm tàng trong dòng máu nên luôn luôn âm ỉ một sự chống đối cường quyền áp bức, do đó trải dài trong quá trình lịch sử, đòng họ Nguyễn Hữu đã trãi qua những bước thăng trầm đáng kể. Ngoài ra, cũng do tài năng xuất chúng nên tổ tiên ta đã bị kẻ đồng liêu ghanh tị, đưa đến những thảm họa đau thương. Kể từ tiền tổ Nguyễn Bặc , dòng họ Nguyễn Hữu đã chịu những hình án vô cùng thảm khốc.

Hình án thứ nhất của chính khởi tổ Nguyễn Bặc vì chống Lê Hoàn.

Hình án thứ hai là tiến sỉ Nguyễn Quốc, binh bộ thượng thư (đời 5), chống nịnh thần đời nhà Lý mà bị giết, thảm họa đến số đông họ hàng.

Hình án thứ ba: Nguyễn Công Luật chống Hồ Quí Ly nên bị giết cùng một số con cháu.
Hình án thứ tư: là vụ án Lê Chi Viên khiến ngài Ức trai Nguyễn Trãi và cả dòng tộc 3 họ phải tru di tam tộc (họ cha, họ mẹ, họ vợ).

Ngoài ra, cũng có sự dèm pha của nịnh thần mà ngài Nguyễn Hữu Dật bị bắt giam (sau được thả ra) và Nguyễn Hữu Hào bị giáng chức làm thứ dân (sau được phục hồi).

LỜI KẾT
Qua sự nghiệp vĩ đại của tổ tiên chúng ta trãi dài từ thời tiền tổ Nguyễn Bặc (904) đến nay như đã tổng lược trên, đã đem đến cho chúng ta những bài học vô cùng quí giá sau đây:

- Một truyền thống đạo đức vô cùng tốt đẹp.
- Một tấm gương sáng ngời trong việc phò vua giữ nước, xây dựng đất nước, mở mang bờ cõi, đem lại sự phồn vinh cho dân tộc.
- Một tấm gương hiếu học, nên đã đào tạo được nhiều nhân tài lỗi lạc, đạt nhiều bằng cấp cao (tiến sĩ, cử nhân)chiếm những địa vị cao, then chốt về văn cũng như võ. (Thái sư, đại tướng đô đốc...)
- Một sự thông minh tuyệt vời, thêm vào sự sáng tạo, sự kiên nhẫn nên đã sản sinh những nhân tài hiếm có, những thi hào nổi tiếng.
- Những tấm gương về sự liêm khiết. Dù là đại công thần, có vị là thân phụ của Thái Hoàng, Thái Hậu, quyền uy trong tay, được thờ trong thái miếu nhà vua, nhưng cuộc sống vẫn không dư dã, lúc chết vẫn không có ngôi mộ nào đồ sộ, với nấm mộ đắp bằng đất bình thường, khiêm tốn.

Tất cả những điều đó là điểm son của dòng họ Nguyễn Hữu. Đó là cái "gen" ưu việt mà con cháu thế hệ sau này có bổn phận và trách nhiệm phải duy trì và phát huy.
Theo gia phả dòng họ Nguyễn Hữu, ngài Vĩnh Quốc Công Nguyễn Hữu Độ đã viết:
"Nhà có phổ như nước có sử, họ Nguyễn nhà ta...biết bao trung thần hiếu tử rực rở vẻ vang Quốc sử vẫn còn ghi chép.

Riêng về phần nhà, con cháu vài đời sau thiếu thiện chí không ghi chép rõ tài đức và hành vi cao cả của tiền nhân, thật đáng ngậm ngùi!" .
Cũng theo gia phả, ngài Nguyễn Hữu Đồng đời thứ 28 có viết"
"Tộc phổ, gia phả làm ra để ghi rỏ thế, thứ, hệ thống, sự tích và hành vi cùa các đấng tiền nhân, lưu lại về sau cho con cháu để mắt vào, ưu nên theo, khuyết nên bối bổ, để làm vật báu của gia thế, treo làm đèn sáng cho tổ tông, vậy tôc phổ, không thể không có"

Vậy, con cháu dòng Nguyễn Hữu từ nay về sau có nhiệm vụ phải tiếp tục viết gia phả. Đặc biệt trong cuộc sống hàng ngày phải luôn luôn theo tấm gương sáng ngời của tiền nhân đẻ phát huy đạo đức tốt và tài năng xuất chúng để những thế hệ kế tiếp noi theo và hoàn thành sự nghiệp vẻ vang của dòng họ.

Viết bởi Nguyễn Hữu Am
Đời thứ 29 Tiền Tổ dòng họ Nguyễn Hữu

Thứ Bảy, 3 tháng 5, 2014

TỘC ƯỚC TỘC NGUYỄN HỮU - HÀ LAM

           CHƯƠNG MỞ ĐẦU
          Tộc là một đại gia đình cùng chung một nguồn gốc, một huyết thống sinh tồn và phát triển qua nhiều thế hệ trong cộng đồng xã hội.
          Tộc Nguyễn Hữu chúng ta theo phả hệ thì ông bà nguồn gốc ở Châu Hoan (Nghệ An), không rõ huyện, xã nào vào Nam khai cơ lập nghiệp đầu thế kỷ 17 thời chúa Nguyễn Hoàng (1600 - 1613) đến nay đã  được 14 đời. Tổng số hộ trong tộc hiện có 138 hộ, tập trung nhiều nhất ở thị trấn Hà Lam, ở các xã trong và ngoài huyện, cùng một số con cháu đang định cư, làm ăn sinh sống ở các nơi trong và ngoài nước.
          Đức Thuỷ tổ tộc ta tên thật là Nguyễn Hữu Nhơn, sinh năm Tân Mẹo (1591), chức vụ Thư ký phủ, tước Thượng Đức Nam, bà là Nguyễn Thị Được, sinh năm Nhâm Thìn (1592).
          Về nho học, các đời kế tiếp học hành thông thái, đổ đạt làm quan đến các chức: tri phủ, tri huyện, Chủ sự, Cai thuộc, Thị lang, Thi giảng,...
          Về tân học cụ ông Nguyễn Hữu Vỹ đã khai khoa đầu tiên cho làng Hà Lam. Đến nay con cháu đã có người tốt nghiệp tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân,...
          Thời Pháp thuộc, những tấm gương tiêu biểu nhất của tộc ta cụ ông Nguyễn Hữu Nghiễm tham gia Nghĩa hội và đã anh dũng hy sinh. Cụ bà Nguyễn Thị Hướng tham gia các phong trào: Cần Vương, Đông du, bà có biệt hiệu "Nữ Tiêu Hà"; khi bà qua đời, nhà cách mạng Phan Bội Châu vô cùng thương tiếc, mặc dù đang bị cầm cố nhưng cụ đã cho người đến phúng điếu với câu đối:          
          "Hận ngã bất Vương tôn, quốc sỹ vị thường thanh cựu nhãn.      
            Phùng nhơn đàm phiếu mẫu, tuyền đài thượng đãi bạch vân tâm".    
     Cụ bà Nguyễn Thị Hợi được sắc phong "Tiết hạnh danh văn"
          Qua các thời kỳ cũng như qua quá trình đấu tranh cách mạng Tộc ta đã có nhiều người sớm giác ngộ từ trước những năm 1940, nhận lãnh những trách nhiệm chủ chốt, có uy tín trong nhân dân. Những tấm gương can đảm, hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc đến nay vẫn còn lưu tiếng.              
         Trải qua các thế hệ, ông bà ta không những đã gầy dựng nên cơ nghiệp cho dòng họ, mà còn
tham gia đóng góp công sức tiền của, cùng các tộc bạn để xây dựng làng xã, mưu cầu sự thịnh
vượng chung
        Con cháu của tộc Nguyễn Hữu chúng ta phần đông thông minh hiếu học, có những đức tính tốt, làm ăn lương thiện, có lòng bác ái vị tha, hằng tâm hằng sản biết giữ gìn và phát huy thanh danh của dòng họ.
        Tộc chúng ta được duy trì và phát triển đến ngày nay là nhờ công đức của cấc bậc tiền bối đã ra công vun đắp gầy dựng, con cháu chúng ta phải có trách nhiệm gìn giữ nề nếp gia tộc, chăm lo học hành, trau dồi phát triển nghề nghiệp, lối sống.
        Muốn được như vậy, chúng ta phải cùng nhau có một quy ước chung, một "Tộc ước" để các thành viên trong tộc theo đó mà thực hiện, đồng thời cũng dựa theo đó mà phê phán uốn nắn
       Xã hội ngày càng phát triển, kinh tế ngày một đi lên, song mặt trái của nó  có nhiều sự cám dỗ, nhiều cạm bẩy nguy hiểm, nếu ta không biết rèn luyện, tự chủ, tự trọng sẽ bị vật chất làm sa ngã, hư hỏng.
       Do đó Tộc ước là một văn bản cần thiết và quan trọng cho mỗi thành viên trong tộc
       Những điều nêu trong bản Tộc ước này không có gì cao xa, mà là thực tế trong đời sống và sự
giao tiếp hằng ngày.
      Mong tất cả bà con chúng ta mọi người đều cố gắng thực hiện, trước là đối với bản thân, gia đình, tộc họ, sau là xã hội và đất nước.
       Ước mong con cháu tộc ta là những người tốt về bản thân, người con hiếu thảo trong gia đình, người công dân tốt trong xã hội, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.
        CHƯƠNG II.     LÃNH ĐẠO TỘC
          Điều 1: Thành phần lãnh đạo.
        Tộc Nguyễn Hữu gần đây không có chế độ tộc trưởng mà có Hội đồng gia tộc gồm: 5 vị đại diện của 5 phái bầu ra, trong 5 vị đó bầu ra một vị gọi là Tộc biểu hay Bảo tộc, bất kỳ ở hệ phái nào có tuổi tác và uy tín, có khả năng và nhiệt tình chịu trách nhiệm với tộc, được phân công như sau:
       1. Tộc biểu
       2. Thư ký
       3. Thủ quỷ
       4. Ủy viên.
          Điều 2:  Hội đồng tộc do đại hội tộc bầu ra 5 năm một lần
          Điều 3:  Hội đồng tộc có thẩm quyền điều hành và giải quyết mọi công việc của tộc theo tinh thần tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
         Điều 4:  Đại hội tộc mỗi năm họp 2 lần vào tháng 2 và tháng 12 âm lịch, khi cần thiết có cuộc họp bất thường.
          Đại hội tộc có các mục sau:  - Tổng kết báo cáo tình hình trong thời gian qua;       - Báo cáo thu
chi;       - Đề án công tác mới;        - Thảo luận bổ sung;        - Bầu Hội đồng mới ( nếu xét cần)
         Điều 5:  Các vị có chân trong Hội đồng Tộc phải làm hết trách nhiệm của mình và mẫu mực về mọi mặt để con cháu noi theo.
        CHƯƠNG III:   NHỮNG ĐIỀU QUY ĐỊNH ĐỂ MỌI THÀNH VIÊN THỰC HIỆN
        Điều 6: Về bản thân và gia đình:
- Tôn trọng và phát huy truyền thống của dòng họ, không làm bất cứ điều gì có hại đến thanh danh của tộc.
- Vợ chồng phải thủy chung, anh em phải hoà thuận, kính trên nhường dưới, thực sự yêu thương giúp đỡ nhau.
- Ông bà phải răn dạy con cháu, mẫu mực để con cháu noi theo
- Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; phụng dưỡng lúc tuổi già, săn sóc lúc ốm đau
- Tạo mọi điều kiện để con cháu học hành đến nơi đến chốn, có nghề nghiệp. Răn dạy con cháu xa lánh những cám dỗ, những tệ nạn xã hội.
- Phát triển kinh tế gia đình, làm ăn lương thiện, thu nhập chính đáng
- Phải đoàn kết tương thân tương ái đối với bà con tộc họ, làng xóm. Có lòng bác ái, vị tha, giúp đỡ nhau lúc ốm đau, hoạn nạn
- Đối xử với mọi người phải thật thà lễ phép nhã nhặn, trách văng tục chửi thề.
- Thực hiện kế hoạch hoá gia đình; mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có 1 hoặc 2 con. Nuôi con khỏe, dạy con ngoan, không trọng nam khinh nữ.
       Điều 7: Đối với tộc họ:
- Phải xem nặng tình huyết thống, phải biết tôn trọng thứ bậc, tôn trọng người cao tuổi;
- Phải nhiệt tình tham gia mọi công việc của tộc đề ra, kể cả tinh thần lẫn vật chất;
- Thực hiện tốt luật hôn nhân, gia đình; khuyến khích con cháu nên kết hôn với người ngoài tộc; không kết hôn với dòng trực hệ trong dòng tộc;
- Các hộ trong Tộc là hội viên Hội Khuyến học;
- Đặt tên tuyệt đối không thay đổi chữ lót (hữu)
- Phải báo cáo cho trưởng Phái số người quá cố và trẻ sinh ra trong năm, các phái tổng kết báo cáo hằng năm vào ngày 13/12 để ghi vào gia tộc hệ
- Trong tộc khi có người ốm đau, hoạn nạn, Hội đồng Tộc và bà con phải thăm viếng động viên, an ủi;
- Khi có người quá cố, bà con trong tộc phải đến giúp đỡ chia buồn phúng điếu đưa tang.
         Điều 8: Đối với xã hội:
Thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hoá:
- Tích cực tham gia giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn dân cư;
- Không: say rượu, cờ bạc, tàng trử sử dụng, mua bán ma tuý, chất gây nghiện,mại dâm;
- Tôn trọng tự do tín ngưỡng; không mê tín dị đoan, không đồng bóng, bói toán;
- Khi cúng tế, khuyến khích con cháu bỏ tục đốt vàng mã;
- Cưới xin, ma chay nên tổ chức đơn giản, tránh lãng phí tiền của, thời gian và công sức; chú trọng thân mật, trang nghiêm, vui vẻ;
- Nhiệt tình tham gia các đoàn thể, các tổ chức xã hội: Người cao tuổi, Hội chữ thập đỏ, Hội khuyến học,trợ tang,..
          Điều 9: Bảo vệ môi trường sống:
- Nhà cửa phải gọn gàng, sạch sẽ; thực hiện mọi gia đình đều có nhà vệ sinh; không phóng uế bừa bãi;
- Xác gia súc, gia cầm chết phải chôn sâu, khử trùng; không được bỏ trên mặt đất hoặc vứt xuống ao hồ, kênh mương;
- Thu gom, xử lý rác theo quy định; không vứt rác bừa bãi ra đường hoặc xuống kênh mương, ao, bàu
           Điều 10: Đối với đất nước:
- Dòng họ tộc Nguyễn Hữu cam kết tuyệt đối trung thành với tổ quốc Việt Nam, đặt quyền lợi quốc gia, dân tộc lên trên hết: - Thưc hiện tốt nghĩa vụ quân sự; - Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật; - Thực hiện đầy đủ mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra, làm tốt nghĩa vụ của công dân; - Tôn trọng và biết ơn các anh hùng liệt sĩ đã có công với đất nước, dân tộc; - Khi được Đảng, Nhà nước và xã hội giao trách nhiệm phải hoàn thành tốt công việc, giữ gìn phẩm chất đạo đức "cần kiệm, liêm chính; chí công, vô tư"
          CHƯƠNG IV: PHỤNG SỰ TỔ TIÊN
           Điều 11: Con cháu phải luôn luôn nhớ câu: uống nước nhớ nguồn, thờ cúng tổ tiên theo đúng nghi lễ tập tục, đơn giản nghiêm trang với lòng thành kính.
a) Các ngày lễ của Tộc trong năm: - Lễ tế xuân ngày 16 tháng 2 âm lịch; - Lễ chạp mả ngày 13 tháng 12 âm lịch;
- Tết nguyên đán từ ngày 01 đến ngày 04 tháng giêng.
Những ngày lễ hằng năm, con cháu phải đến chiêm bái tổ tiền, họp mặt cùng bàn công việc của Tộc. Riêng ngày chạp mả, con cháu phải đi sửa sang mồ mả trước 1 ngày theo sự hướng dẫn của các vị cao niên, kỹ lưỡng không bỏ sót.
b) Các ngày lễ nhà thờ Tiền Hiền: - Sáng 30 tháng 12 lễ rước ông bà;
- Sáng 04 tháng giêng lễ tạ ông bà;
- Chiều 14 và sáng ngày 15 tháng 02 lễ giỗ Tiền hiền.
Trong những ngày lễ trên Hội đồng gia Tộc và các vị cao niên dự lễ cùng tham gia công việc của làng.
c) Ngày giỗ tổ Hùng Vương: Ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hội đồng Tộc, các vị cao tuổi cùng khuyến khích con cháu đến dự lễ để tỏ lòng biết ơn vua Hùng, người đã có công dựng nước.                                                CHƯƠNG V: KHEN THƯỞNG, BIỂU DƯƠNG VÀ BIỆN PHÁP UỐN NẮN NHƯNG ĐIỀU CHƯA TỐT
          Điều 12: Trong những dịp họp Tộc, Hội đồng Tộc có biểu dương hoặc khen thưởng những hộ, những người làm được nhiều việc tốt.
          Điêù 13: Các thành viên trong Tộc không thực hiện đúng theo bản Tộc ước này hoặc làm những điều sai trái, thì tuỳ theo khuyết điểm nặng nhẹ mà tự giác chấp hành các biện pháp sau: Nhẹ, phê bình góp ý cá nhân; Nặng, góp ý trước Hội đồng Tộc, cảnh cáo trước đại hội Tộc, khấn vái trước bàn thờ tổ tiên nguyện quyết tâm sửa đổi.
          Điều 14: Bản tộc ước này có tính chất xây dựng nên có giá trị lâu dài. Tuy nhiên xét thấy cần phải sửa đổi điều khoản nào phải được đại hội Tộc quyết định.
          Rất mong toàn thể bà con trong Tộc, mọi người như một cố gắng bản thân và giúp đỡ nhau quyết tâm thực hiện bản Tộc ước này một cách có hiệu quả. Làm được như thế Tộc chúng ta sẽ có những bước tiến bộ trong cộng đồng của xã hội.
         Bản Tộc ước này đã được thông qua tại Đại hội toàn Tộc vào ngày 21 tháng 3 năm 2000 (tức ngày 16 tháng 2 năm Canh Thìn) được toàn Tộc thảo luận và nhất trí

                                                                         Làm tại Hà Lam, ngày 15 tháng 4 năm 2000
                                                                          TM.HỘI ĐỒNG TỘC NGUYỄN HỮU
                                                                                                  Tộc biểu




                                                                                             Nguyễn Hữu Tửu (đã ký)


                         XÁC NHẬN CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN THỊ TRẤN HÀ LAM
                                    (Theo chỉ thị 24/1998/CT-TT ngày 10/6/1998)

               Tộc ước tộc Nguyễn Hữu ở tại Thị trấn Hà Lam này đã đuợc
        Thông qua bà con trong tộc thống nhất thực hiện ( gồm 5 chương, 14 điều).
                Kính chuyển Phòng VHTT Huyện xét đề nghị công nhận

                                                                                   Haf Lam, ngày 09/5/2000
                                                                                TM. UBND Thị trấn Hà Lam
                                                                                             CHỦ TỊCH


                                                                                         PHAN KHẮC NHÌ  ( đã ký )


                             Ý KIẾN PHÊ DUYỆT CỦA PHÒNG VHTT HUYỆN
       
            Đã kiểm tra nội dung tộc ước. Kính chuyển UBND huyện Thăng Bình chuẩn y

                                                                                     Ngày 09/6/2000
                                                                        Phòng VHTT - TDTT Thăng Bình



                                                                           NGUYỄN HOÀNG BÍCH ( đã ký)


UỶ BAN NHÂN DÂN.                        CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HUYỆN THĂNG BÌNH.                                     Độc  lập - Tự do - Hạnh Phúc                                                                             

      Số: 398/QĐ - CT.                                                          Thăng Bình, ngày 4 tháng 7 năm 2000


                   
                                                                    QUYẾT ĐỊNH
                                             V/ v  Phê duyệt tộc ước tộc Nguyễn Hữu

                                  
                             
                               CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN THĂNG BÌNH

           - Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 21 tháng 6 năm 1994
           - Căn cứ Nghị định số 29/1998/ NĐ - CP ngày 11 tháng 5 năm 1998 của Chính phủ v/ v ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã,
           - Xét bản tộc ước tộc Nguyễn Hữu đã được Hội đồng gia tộc thông qua ngày 21 tháng 3 năm 2000;
           - Theo đề nghị của  Chủ tịch UBND Thị trấn Hà Lam, Trưởng phòng Văn hoá - Thông tin - Thể dục, thể thao và Trưởng phòng Tổ chức chính quyền huyện Thăng Bình

                                                                   QUYẾT ĐỊNH

           Điều 1:  Nay phê duyệt tộc ước tộc Nguyễn Hữu ở Tổ 1, khu phố IV, Thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000
           Đieu 2:  Tộc trưởng tộc Nguyễn Hữu có trách nhiệm họp công bố quyết định này và tổ chức họ hàng trong tộc thực hiện đầy đủ các đieu trong tộc ước đã quy đinhj. Khi thay đổi, bổ sung phải được sự chấp thuận bằng văn bản của UBND Huyện
           Điều 3:  Các ông: Chánh văn phòng UBND Huyện, Trưởng phòng Tổ chức chính quyền,
Trưởng phòng VHTT - TDTT, Chủ tịch UBND Thị trấn Hà Lam và Hội đong gia tộc Nguyễn Hữu căn ức quyết định thi hành ./.

                                                                                    CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN
                                                                                            HUYỆN THĂNG BÌNH



                                                                                             NGUYỄN HỮU HIỆP ( đã ký)




Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Ý kiến của một thành viên trong Tộc

         Với tinh thần nhiệt tình, trách nhiệm năm 2011 và 2012, tộc trưởng - anh Nguyễn Hữu Trúc, đã đi một số tỉnh ở Tây Nguyên và miền Nam lần tìm được nhiều nhánh của tộc mà lâu nay "mất liên lạc", "không rõ tông tích", không có tên (thất tự) trong gia phả trước. Nhưngx năm trước đây, qua nhiều đời Tộc cũng đã biên soạn, ghi chép gia phả. Hiện nay là bản mới cập nhật đến năm 2012, có bổ sung nhiều so với các bản cũ.
          Nay nhờ phương tiện truyền thông hiện đại, được sự đồng ý của Tộc Trưởng, tôi Nguyễn Hữu Chiến, đời 11 phái 4 đưa gia phả Tộc lên mạng để con cháu các nơi trên toàn quốc và ở nước ngoài có điều kiện xem lại để hiểu rõ hơn về bà con, những người thân thuộc của mình trong tộc.
Sau này sẽ đưa các hình ảnh, các hoạt động của tộc, để mọi người có thể "gặp gỡ" bà con của mình qua ảnh dù ở cách xa; để cảm thấy gần gũi, thân tình hơn. Ca dao Việt Nam có câu : Một giọt máu đào hơn ao nước lã. Khi điều kiện vật chất phát triển thì nhu cầu tình cảm, tinh thần cũng phát triển hơn để tìm về nguồn; tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên đã sinh ra, nuôi dưỡng ta trưởng thành ngày hôm nay.  
               Quá trình sao chép có thể sai sót, do vậy bà con nào phát hiện xin liên lạc theo địa chỉ sau để chỉnh sửa: email: chienngh@yahoo.com hoặc chienngh55@gmail.com, hoặc gọi di động số: 098 302 86 37.
           Nhân đây cũng đưa lời tựa của gia phả soạn năm 1939 (cách nay 75 năm) để con cháu của tộc biết.

Lời tựa của gia phả tộc Nguyễn Hữu, Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam



          Nhân dân hội tụ thành nước, chi phái hội tụ thành họ tộc. Nước có sử như bức hình chụp của cả nước, từng kiểu ảnh coi là bức chụp của từng dòng họ. Vậy dòng họ không có gia phả ghi lại cho mọi người cùng biết được cội nguồn, gốc rễ của toàn tộc họ ư ?
          Dòng họ Nguyễn Hữu ta ngược lên từ Cụ Thuỷ tổ Nguyễn Hữu Nhơn, sinh năm Tân Mẹo 1591, tạ thế năm Tân Hợi 1671. Sân hoè, vườn quế Châu Hoan, Nghệ An khởi điểm từ xưa. Lá ngọc cành vàng Động Lam vi tiên lưu đáo, trải đến các cụ Văn Đức Nam, Tiệm Đức Nam, Hán Thanh Hầu, Mưu Lược Nam, Đoan Quan Hầu, Lượng Thế Tử, cùng các cụ trong làng đã làm những việc có ích cho đương thời, công lao lưu lại mãi mãi cho muôn đời sau, việc chấn chỉnh phong tục còn ghi danh trong ngôi chùa cổ. Ngài Thuỷ tổ về nơi này khai cơ lập nghiệp, xưa một bổn chồi lan nay nhảy sinh 15 nhánh tăng huy, trở thành một dòng họ Nguyễn Hữu lớn nhất nhì trong làng, há lại không có gia phả ghi chép để lưu truyền cho hậu thế. Nhưng đến đời cụ Hán Thanh Hầu gặp cơn binh biến, loạn lạc từ đường của dòng họ bị cháy, gia phả cũng tàn theo. Tiếp đó tuy có Cụ Đoan Quan Hầu, Lượng Thế Tử cho đến các Phủ quân, Chủ sự, Thị giảng nổi danh văn học, kế tiếp đổ đạt thành tài. Dù nơi chốn quan trường tiếng tăm lừng lẫy; nhưng trong tâm thức mỗi người đều muốn tu bổ gia phả tộc, họ để lưu lại cho con cháu, nhưng khắc hoài vẫn không làm được. Tuy nhà thờ cùng chung tay xây dựng, cùng chung mua ruộng thờ, qui mô xây dựng cũng nhỏ và khiêm tốn, nhưng vẫn có chổ để thờ tự là mãn nguyện lắm rồi. Cái còn thiếu vẫn là chưa có gia phả, cho nên mỗi khi họp họ tộc, mọi người đều than vãn luyến tiếc việc dựng lại gia phả há không làm được ư ? Nay nhận được cuốn gia phả của Hữu Châu, Phiên tôi mở ra xem từ lời mở đầu, quả thực vừa mừng, vừa đáng khâm phục. Nhiều lần mở ra xem rồi khảo cứu kỹ lưỡng trong đó ghi chú rõ ràng ông bà tổ tiên, liệt kê các cháu chắc trai gái, dâu rễ có trình tự, lớp lang, có kèm theo cả lược đồ sinh hạ. Tuy 12 đời đã xa, con cháu đông đến mấy ngàn người, bản gia phả tuy đã cũ nhưng rõ ràng chữ viết còn nức mùi thơm
          Từ nay về sau, ta cùng mọi người đã biết phải nhớ đến gốc rễ, cội nguồn; phải tương thân, tương ái; phải thăm viếng, giúp đỡ lẫn nhau; phát huy và giữ gìn thanh danh của dòng họ; phải ngậm
ngùi đau xót khi có ai lâm chung, hoạn nạn vì đó là tính nhân bản của huyết thống. Ngạn ngữ có câu « Hàng xóm láng giềng gần, không thân bằng họ hàng chín đời ». Mọi người hãy nhớ lấy, hãy tâm niệm trong lòng. Hữu Châu là người có chí, không vì công việc kinh doanh bận rộn mà xao nhãng đến tổ tiên, ông bà. Điều quan trọng là ông ấy ngưỡng mộ tổ tiên, đã sưu tầm lại sách vở cũ , theo thế thứ biên soạn lại gia phả. Phiên tôi thật sự không thể lường được cúi xin vong linh tiên tổ phù hộ độ trì cho con dòng cháu giống phồn vinh, ngày thêm phát đạt hanh thông, nhân an vật thịnh, phước thọ diên trường.
           Kinh Thư có câu « Con cháu hiền tài, họ hàng mai mạnh ». Đây cũng là lời cầu chúc cho cả dòng họ chúng ta. Nhưng rồi điều nói ra vẫn chưa hết ý, bằng viết ra làm minh chứng cho hậu thế.
          Vậy có lời tựa này:
                                           Cây có gốc mới nở cành xanh lá
                                         Nước có nguồn mới bể cả sông sâu
                                             Người ta nguồn gốc từ đâu
                                        Có tổ tiên trước rồi sau mới có mình
                                              Tháng 11 Kỷ Mão niên 1939
                                 Song Thăng Hùng Hán Hữu Phiên kính cẩn viết lời tựa          
                    (Phỏng dịch theo nguyên văn bằng chữ Hán của Cụ Tú tài Nguyễn Hữu Phiên)